Xử lý đất nền trước khi đóng cọc bê tông dự ứng lực

Mục tiêu của việc xử lý đất nền trước khi đóng cọc bê tông dự ứng lực

Việc thi công cọc bê tông dự ứng lực đòi hỏi kinh nghiệm, quá trình nghiên cứu thực địa chuẩn xác mới đảm bảo được chất lượng công trình. Bởi vậy, việc xử lý đất nền trước khi đóng cọc bê tông dự ứng lực là điều vô cùng quan trọng.

Trong khuôn khổ của bài viết này, Công ty cổ phần xử lý nền móng Việt Nam (VNTF ) sẽ giúp bạn có được thông tin hữu ích nhất.

Mục đích của việc xử lý nền đất yếu

Xử lý nền đất yếu nhằm mục đích làm tăng sức chịu tải của nền đất, cải thiện một số tính chất cơ lý của nền đất yếu như: Giảm hệ số rỗng, giảm tính nén lún, tăng độ chặt, tăng trị số modun biến dạng, tăng cường độ chống cắt của đất…Đối với công trình thủy lợi, việc xử lý nền đất yếu còn làm giảm tính thấm của đất, đảm bảo ổn định cho khối đất đắp.

Cọc bê tông dự ứng lực đang được nhiều đơn vị thi công xây dựng quan tâm

Các phương pháp xử lý nền đất yếu gồm nhiều loại, căn cứ vào điều kiện địa chất, nguyên nhân và đòi hỏi với công nghệ khắc phục. Kỹ thuật cải tạo nền đất yếu thuộc lĩnh vực địa kỹ thuật, nhằm đưa ra các cơ sở lý thuyết và phương pháp thực tế để cải thiện khả năng tải của đất sao cho phù hợp với yêu cầu của từng loại công trình khác nhau. Bởi vậy, việc đặt móng công trình xây dựng trên nền đất yếu đòi hỏi phải có biện pháp kỹ thuật để cải tạo tính năng chịu lực của nó. Nền đất sau khi xử lý gọi là nền nhân tạo.

Những yếu tố tác động đến việc xử lý đất nền trước khi đóng cọc bê tông dự ứng lực

Việc xử lý khi xây dựng công trình trên nền đất yếu phụ thuộc vào điều kiện như: Đặc điểm công trình, đặc điểm của nền đất… Với từng điều kiện cụ thể mà người thiết kế đưa ra các biện pháp xử lý hợp lý. Có nhiều biện pháp xử lý cụ thể khi gặp nền đất yếu như: Các biện pháp xử lý về kết cấu công trình, các biện pháp xử lý về móng, các biện pháp xử lý nền, các vấn đề khi xây dựng công trình trên nền đất yếu.

Việc xử lý đất nền trước khi đóng cọc bê tông dự ứng lực là vô cùng quan trọng

Các giải pháp móng có độ sâu không lớn đều thỏa mãn được sức chịu tải nhưng không giải quyết được vấn đề lún, chỉ có cọc móng (có độ sâu lớn) mới có thể đồng thời giải quyết được vấn đề lún và sức chịu tải. Do đó, các công trình móng nhà trong khu phát triển trung tâm đô thị mới, chủ yếu sử dụng dạng thiết kế cọc móng định hình như cọc vuông bêtông đúc sẵn 250/250, 300/300, 350/350, 400/400, và các cọc này được tập trung sản xuất tại xưởng bêtông mà công ty xây dựng cùng hợp tác đầu tư và kiểm tra, quản lý chất lượng rất chặt chẽ.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn nhận thấy tầm quan trọng của việc xử lý đất nền trước khi đóng cọc bê tông dự ứng lực. Mọi thông tin về dịch vụ này, khách hàng vui lòng liên hệ hotline 24/7:… để được tư vấn kỹ lưỡng và miễn phí. Chúc bạn thành công!

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *