Ưu và nhược điểm của hai phương pháp ép cọc bê tông phổ biến nhất hiện nay
Ép cọc bê tông có hai phương pháp chính là sử dụng cọc phụ và ép âm. Mỗi phương pháp này đều có những ưu điểm khác nhau. Tùy từng hạng mục công trình, loại cọc bê tông sử dụng mà người thi công nên lựa chọn những phương pháp phù hợp.
Phương pháp sử dụng cọc phụ.
Phương pháp sử dụng cọc phụ cần đến loại cọc bê tông cốt thép phụ có chiều dài lớn hơn chiều cao từ đinh từ đỉnh cọc trong đài đến mặt đất tự nhiên 1 đoạn (1 – 1,5m). Điều này nhằm mục đích ép hạ đầu cọc xuống cao trình cốt âm cần thiết.
Cách sử dụng: Thực hiện ép như bình thường nhưng ép tới đoạn cuối cùng thì hàn nối tiếp 1 đoạn cọc phụ dài ≥ 2,5m lên đầu cọc. Để ngăn chặn tình trạng nhấp nhô thì hãy đánh dấu mốc chiều sâu cần ép xuống lên thân cọc phụ.
Cách xác định độ sâu cần đóng trong phương pháp này cần đến loại máy kinh vĩ. Đặt loại máy này lên mặt trên của dầm thép chữ I để xác định cao trình thực tế của dầm thép với cốt ±0,00, tính toán để có thể xác định được chiều sâu cần ép và đánh dấu lên thân cọc phụ (chiều sâu này thay đổi theo từng vị trí mặt đất của đài mà ta đặt dầm thép của máy ép cọc bê tông). Tiến hành thi công cọc phụ nhưng cọc chính tới chiều sâu đã vạch sẵn trên thân cọc phụ.
Phương pháp ép cọc bê tông này không phải sử dụng cọc ép âm phức tạp. Nhưng ngược lại nó làm tốn thêm chi phí cọc dẫn và đập bỏ sau thi công. Đồng thời, hiệu quả kinh tế mang lại cũng không cao.
Phương pháp ép âm
• Phương pháp ép âm này sử dụng 1 đoạn cọc dãn để ép cọc xuống cốt âm thiết kế sau đó thì lại rút cọc dẫn lên ép cho các cọc khác, cấu tạo cọc ép âm do cán bộ thi công thiết kế và chế tạo.
• Cọc ép âm có thể là bằng bê tông cốt thép hoặc thép
• Vì hành trình của pittông máy ép chỉ có thể ép được cách mặt đất tự nhiên khoảng 0,6 – 0,7m, bởi vậy chiều dài cọc được lấy từ cao trình đỉnh cọc trong đài cho đến mặt đất tự nhiên cộng thêm 1 đoạn 0,7m là hành trình pittông như trên, có thể lấy ra thêm 0,5m nữa giúp cho thao tác ép dễ dàng hơn.
• Ưu điểm: Không phải sử dụng cọc phụ bê tông cốt thép, hiệu quả kinh tế lại cao hơn, cọc dẫn lúc này sẽ trở thành cọc công cụ trong việc hạ cọc xuống cốt âm thiết kế.
• Nhược điểm: thao tác với cọc dẫn phải hết sức thận trọng tránh làm nghiêng đầu cọc chính vì cọc dẫn chỉ liên kết khớp tạm thời với đầu cọc chính (chụp mũ đầu cọc lên đầu cọc). Việc phải thi công những công trình có tầng hầm, độ sâu đáy đài lớn hơn thi công dẫn khó hơn, khi ép cọc xong thì rút cọc lên khó khăn hơn, nhiều trường hợp cọc ép chính sẽ bị nghiêng.